Bố cục là sự bố trí, sắp xếp những yếu tố tạo hình trên một cục diện, không gian nhất định
nào đó. Những ý thức về bố cục đã được hình thành từ thời tiền sử. Văn minh Hy Lạp cổ đại
đi đâu trong việc nguyên tắc hoá bố cục. Trong các thời kỳ phát triển của mỹ thuật, bố cục luôn
được coi trọng, đôi khi trở thành kinh điển, giáo điều. Ngày nay, bố cục được nhìn cởi mở hơn,
quan niệm về “khuôn vàng thước ngọc” không còn tồn tại một cách cứng nhắc và bố cục bây giờ
là sự hài hoà, hợp nhãn, đôi khi còn là sự “phá phách”, phục vụ cho ý tưởng sáng tạo của tác giả.

II- PHÂN LOẠI:
Sản phẩm của nhiếp ảnh là những hình ảnh thể hiện trên một mặt phẳng (không gian 2 chiều)
thông thường được giới hạn bởi 1 hình chữ nhật hoặc hình vuông. Cũng như những môn tạo
hình khác, nhiếp ảnh có những qui luật căn bản về tạo hình, chúng ta
sẽ tìm hiểu khái quát về những căn bản đó.
Trong nhiếp ảnh, những yếu tố tạo hình gồm những điểm, đường, vùng, mảng (khối), lưu ý là
nhiều điểm có thể tạo thành một đường.
Bố cục trong không gian phẳng có thể được phân loại như sau:

A – BỐ CỤC CÂN ĐỐI.
Bố cục cân đối chia không gian ảnh làm hai phần tương đương nhau theo đường thẳng đứng;
đường nằm ngang; đường chéo hoặc đường cong. Một bố cục cũng được xem là cân đối khi
chủ thể được đặt vào giữa ảnh.

bo cuc can doi
Bố cục cân đối tạo cho ảnh sự nghiêm trang, khẳng định hoặc cố ý tạo sự cân đối. Bố cục này dễ
làm ảnh trở nên đơn điệu, cứng nhắc, thiếu sinh động. Đây là loại bố cục khó dùng, có thời gian bị
coi là cấm ky. Tuy thế, nếu áp dụng đúng tình huống mục đích có thể dễ gây ấn tượng.
Người ta thường dùng bố cục cân đối trong các chủ đề về kiến trúc dinh thự, quãng trường, công trình
kiến trúc tôn giáo, tượng đài, ảnh thờ tự, ảnh hồ sơ…

B – BỐ CỤC CHUẨN MỰC
Đây là hình thức bố cục được sử dụng phổ biến nhất, nó được xem là “tỷ lệ vàng” là chuẩn mực kinh điển,
không riêng gì cho nhiếp ảnh mà cà những ngành mỹ thuật khác nữa. Bố cục chuẩn mực tạo nên 1 không
gian sắp đặt hào hòa, có chính, có phụ, Nhằm cụ thể và hệ thống hóa phương thức bố cục này, người ta
xác định các đường mạnh, điểm yếu nhằm tạo các điểm nhấn, điểm dừng của nhãn cảm.
1 – ĐƯỜNG MẠNH – ĐlỂM MẠNH
a- Đường thẳng đứng – đường nằm ngang
Người ta chia mỗi chiều của bức ảnh (hình chữ nhật hoặc hình vuông – giới hạn không gian của ảnh)
ra làm 3 phần bằng nhau, từ đó vẽ những đường song song với các cạnh.
– 2 đường song song với cạnh ngang, gọi là 2 đường mạnh nằm ngang.

Dựa trên các đường mạnh chúng ta có thể chia không gian thành nhiều phần hoặc đặt những thành phần
cần nhấn mạnh của bối cảnh hoặc gần với dường mạnh, điểm mạnh. Những đường mạnh, điểm mạnh cho phép
ta tạo những “trọng lượng thị giác”, những điểm nhấn của bố cục.
Những cọc của nhà sàn sát mí nước tạo thành 1 đường mạnh nằm ngang, người chèo xuồng được đặt vào điểm mạnh.

Chiếc mũ vàng, miệng lò thép và bước chân người công nhàn rơi vào 3 điểm mạnh.
Đường chân trời nằm trên đường mạnh, 2 ngọn núi và xuồng chéo rơi vào 3 điểm mạnh.
Đường chân trời là đường mạnh, 2 người cồng nhân và đếm lửa rơi vào 3 điểm mạnh.

b- Đường chéo – đường cong

bo cuc sa mac

Khi chụp ảnh quảng cáo chúng ta không chỉ gặp đường thẳng đứng, đường nằm ngang mà rất nhiều khi, hoặc do bối cảnh
có sẵn hoặc do ý tưởng thực hiện chúng ta còn khai thác những đường chéo (đường xiên), đường cong
(đường uốn lượn). Vậy thế nào là một đường chéo, đường cong mạnh và các điểm mạnh của những đường ấy?

Một đường chéo hay một đường cong được xem là mạnh khi:

Như vậy, chúng ta có nhiều đường chéo hay đường cong mạnh trên một bức ảnh.

– Điểm mạnh:
Điểm mạnh trên đường chéo hay đường cong được hình thành bởi giao điểm của dưdng cong, đường chéo
đó với 2 đường mạnh thẳng đứng hoặc nằm ngang, các đường mạnh này được xác định bởi vùng không gian ưu tiên.
Đường chéo hay đường cong trên bức ảnh chia không gian ảnh ra làm 2 phẩn (thường là 1 hình tam giác và 1
hình thang trong bố cục chéo). Phần không gian chứa 3 cạnh của bức ảnh là không gian ưu tiên.
Đường mạnh thẳng đứng hoặc nằm ngang được sử dụng là đường song song với 2 cạnh của không gian ưu tiên trên.
Các đường cong là đường cong mạnh và chủ đề rơi vào các điểm mạnh trên đường cong.

2 – VÙNG MẠNH – VÙNG TỰA.

bo cuc

Trong thực tế, với những khái niệm về đường và điểm mạnh đôi khi làm người chụp bối rối vì nhiều trường hợp
những yếu tố đó khá “trừu tượng”. Để cụ thể hơn chúng ta tìm hiểu thêm khái niệm về vùng (hoặc hình khối).
Trong một không gian khi các đường, điểm không hiện diện cụ thể hoặc giá khi chụp chủ đề nằm trong một bối
cảnh có nhiều mảng khối, chúng ta cần ứng dụng thêm khái niệm về vùng mạnh và vùng tựa.

a – Vùng mạnh:
Một vùng mạnh được hình thành bởi một
đường mạnh và 2 điểm mạnh nằm trên đường mạnh đó. Như vậy trên 4 trục của các đường mạnh chúng ta có
4 vùng mạnh tương ứng.
Vùng tựa là vùng nằm tại 4 góc của không gian ảnh, trong những trường hợp nếu ứng dụng vùng tựa, bố cục ảnh
sẽ vững vàng hơn, vùng tựa còn rất hiệu quả khi dùng để “gói” không gian khi hậu cảnh quá trống trải, dư thừa
(bằng tiền cảnh hoặc “đè đậm” các góc ảnh).
Ngoài vùng mạnh dùng vùng tựa đẽ bố cục thêm vững chãi và tập trung vào chủ đề.
một con thuyền vào điểm mạnh (B) phía phải bên trên cũng là dể có chính (thuyền lớn) có phụ (thuyền nhỏ).

VÙNG MẠNH
Có thể dựa trên bối cảnh khai thác thêm một vùng tựa ờ góc dưới bên phải tạo cho bố cục vững hơn, cân bằng hơn.

VÙNG TỰA