Nếu có ai đó nói với bạn “với nhiếp ảnh, tác phẩm ở chung quanh ta”, điều đó có thể là hơi cường điệu
nhưng cũng không hẳn là vô lý hoàn toàn. Bời, bạn hãy quan sát chung quanh đi, bạn thường nhìn bằng
một không gian rộng hay trung bình. Bây giờ bạn hãy nhìn với một không gian nhỏ hơn, không gian hẹp
và cực hẹp, bạn sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị.

Bạn hãy nhìn những nhụy hoa, những gân lá, bạn sẽ thấy đấy là những tác phẩm thực sự và trong thế giới
loài hoa từ loại “vô danh tiểu tốt” như hoa bèo, hoa dại, v.v… đến những bông hoa đài các như các loài phong
lan là thiên hình vạn trạng những tác phẩm bất ngờ, hấp dẫn.
Buổi sáng sớm bạn ra vườn, tìm những giọt sương mai, hãy nhìn thật gần bạn sẽ thấy nó vô cùng đẹp và khi
những tia nắng mặt trời xuyên qua, những giọt sương trở thành những hạt kim cương tuyệt mỹ. Những vân
đá, hòn sỏi, đặc biệt là thế giới côn trùng là một thế giới độc đáo và kỳ thú cho những tay máy đam mê chụp
cận cảnh.

Kết quả hình ảnh cho những bông hoa

2-PHƯƠNG TIỆN.

Để khai thác không gian hẹp, bạn cũng nên tìm hiểu về những phương tiện chuyên môn và phương tiện
hỗ trợ. Trước hết, ống kính của bạn có chế độ chụp MACRO không? (thường viết tắt là M), thông thường
đa sô’ ống kính Zoom đều có chế độ này tuy rằng không được “đã” lắm vì độ tiếp cận gần bị giới hạn, còn
gọi là macro rộng. Tốt nhất là bạn dùng loại kính macro chuyên dụng. Những ống kính macro chuyên dụng
thường có tiêu Cự50mm, 60mm gọi là normal macro, 90mm, 105mm gọi là tê-lê macro. Chuyên nghiệp hơn
nữa chúng ta phải dùng ống nối hoặc ống xếp nổi (ống bellow).Tuy vậy, nếu không có các phương tiện trên,
bạn sẽ có những phương thức khác. Cách thứ nhất, dùng các kính lọc close-up gắn thêm vào mặt ngoài
ống kính, các loại kính này là các kính lup có các chỉ sốdiop
 +1, +2, +3, +4… tương ứng với độ tiếp cận gán
chủ đề, bạn cũng có thể chồng các kính close-up lên nhau để có độ tiếp cận gần hơn nữa. Một cách khác,
bạn hãy tháo đầu kính ra và quay ngược lại, áp sát vào thân máy, đuôi kính quay ra ngoài, khi này khẩu độ
phải tự chỉnh bằng tay trên ống kính, bạn sẽ gói được không gian rất hẹp.

Chế độ tự động chuyên dụng trên các mấy ảnh hiện đại (thường biểu thị bằng hình bông hoa) cũng hỗ trợ
đáng kể khi chúng ta muốn thực hiện những bức ảnh chụp cận cảnh.

Chụp chân dung

Con người luôn là chủ thể của cuộc sống với những tình cảm hỉ, nộ, ái, ố… những ước mơ và cả những
thất vọng. Thể hiện con người trong các tác phẩm nghệ thuật thời nào cũng là đòi hỏi hàng đầu của những
nhà sáng tác. Trong nhiếp ảnh, con người luôn là đề tài cuốn hút không riêng gì những nhà nhiếp ảnh nghệ
thuật mà còn rất hấp dẫn với những tay máy nghiệp dư, những “nhà nhiếp ảnh gia đình”.

Hình ảnh có liên quan

Chụp ảnh chân dung là một thể loại ưa chuộng của bất cứ ai. Chân dung được hiểu theo nghĩa đen là dung
mạo chân thực của một người và thường chân dung được khai thác theo nghĩa đó ngoại trừ những trường
hợp cố ý làm khác đi như khi chụp chân dung của những nhân vật sân khấu chẳng hạn.
Với chiếc máy ảnh trong tay, có lẽ những khuôn mặt của người thân, bạn bè… là đề tài gần gũi và dễ dàng bấm
máy nhất. Tuy thế khi chụp chân dung chúng ta cần lưu ý đến những vấn đề sau:

Kết quả hình ảnh cho chụp chân dung

1- NGUỒN SÁNG:

Đa phần những dòng máy Compact (nghiệp dư) đều kém về khả năng chụp ngược sáng, nếu điều kiện hiện
trường cho phép chúng ta nên chọn nguồn sáng thuận,xiên hoặc nguồn sáng khuếch tán (trời mát, bóng râm).
Nếu phải chụp với ánh sáng ngược ta nên chọn chế độ chụp đèn flash ngoài trời, giả sử máy của bạn không
có chế độ này thì có thể đánh lừa bằng cách che cửa sổ sensor đo sáng (tế bào quang điện) trên máy ảnh,
đèn flash sẽ chớp trong mọi tình huống.

ĐẶT ĐỐI TƯỢNG ở ĐÂU?Vớ những máy ảnh tốt, chúng ta có thể chụp chân dung với nguồn sáng ngược,
lưu ý là nên chọn hậu cảnh là phông xám, tối, khi đó các viền sáng sẽ nổi bật, bức ảnh sẽ sinh động hơn rất nhiều.

Các bạn mới làm quen với nhiếp ảnh, khi chụp chân dung thường có thói quen đưa đối tượng (chủ dề) vào giữa
khung ngắm và bấm máy, điều này sẽ làm cho ảnh của bạn “hiền” và lỏng lẻo nhất là khi chụp nguời đứng nghiêng
hoặc nhìn nghiêng. Chúng ta nên đặt mắt đối tượng nằm trên đường mạnh nằm ngang 1/3 phiá bẽn trên, hướng
nhìn luôn rộng hơn phần còn lại (xem phần bố cục chân dung).Khi chụp chân dung nửa người điều quan trọng
nữa là cặp mắt, nên cho đối tượng nhìn vào một vùng sáng nào đó, cặp mắt sẽ long lanh, có thần sắc hơn.

Hình ảnh có liên quan

Nếu chúng ta chụp chân dung nửa người, lấy khuôn mặt đối tượng làm chính thì bối cảnh không còn quan trọng,
nhưng cũng nên chọn hậu cảnh thuần nhất (như mảng cây, bức tường gạch, bầu trời…), nên tránh những hậu cảnh
có có những đường nét cắm vào mặt chủ đề (như cành khô, cọc rào).

Nếu bạn có ống kính tiêu cự dài (tê-lê) bạn nên dùng để chụp chân dung với khẩu độ mở lớn, như thế hậu cảnh sẽ
được xóa mờ rất đẹp và chủ đề sẽ nổi bật (xem phần khoảng cách rõ), ngoài ra chúng ta còn có thể vận dụng chế độ
chuyên dùng chụp chân dung (ký hiệu đầu người), kết quả cũng cho những bức chân dung khá tốt.

Nếu bạn chụp chân dung nhưng cần lấy rõ bối cảnh, bạn có thể dùng các tiêu cự ống kính khác nhau theo yêu cẩu và
nhớ “bài bố cục” để ứng dụng, nếu chụp với các công trình xây dựng lớn ta khỏang nên để đối tượng đứng sát công
trình vì khi đó đối tượng sẽ bé tí tẹo. Bạn cứ lấy hậu cảnh là công trình đó nhưng đối tượng nên đứng gần máy ảnh.

Gia trị của nhiếp ảnh là khoảng khắc, là ghi nhận trực cảm, do đó khi chụp chân dung bạn nên để đối tượng càng tự nhiên, thoải mái càng tốt, nếu có dàn dựng cũng nên can thiệp thật tế nhị, tránh làm đối tượng bị sượng, mất tự nhiên, Nếu chụp các cháu bé bạn phải kiên trì để “rình” được nét hồn nhiên, tinh nghịch của con trẻ, không nên trang điểm cho các cháu để biến các cháu thành… người lớn.