may anh kts 1

Tìm hiểu Máy ảnh kỹ thuật số P2

f – Cân bằng trắng (white balance): Khi bộ cảm biến ghi nhận ánh sáng từ vật thể chụp, ánh sáng sẽ được xử lý thành 3 màu là
Đồ- XANH LÁ- XANH Lơ sau đó được phối hợp lại để có màu cùa vật thể. Do màu sắc chuẩn hay không còn tùy thuộc vào màu
của nguồn sáng, thí dụ dưới ánh nắng mặt trời buổi trưa, nguồn sáng được xem là trắng, dưới đèn nê-ông ánh sáng có màu xanh
lá cây nhạt. Do vậy, máy KTS cần phải có bộ phận cân bằng trắng (With balance) để hiệu chỉnh với mục đích cho ra một file ảnh đúng màu.
Tùy theo những tình trạng của nguồn sáng, người chụp sẽ chọn lựa chế độ cân bằng trắng khác nhau.

 Các chế độ cân bằng trắng:

Đó là cơ chế hiệu chỉnh màu sắc mà hầu hết các máy KTS đều phải có, nó cho phép người sử dụng chọn lựa các chế dộ cân bằng
màu sắc (khống chế độ áp sắc do môi trường chụp) dể màu sắc của hình ảnh dược trung thực.

chuc nang kts

Thông thường, có những chế độ cân bằng trắng như sau:

  • Cân bằng tự động: ký hiệu AWB (Auto White Balance), hiệu quả màu sắc tốt trong trường hợp ánh sáng ngoài trời, tốt tương đối
    trong những trường hợp khác. Đây cũng là chế độ cân bằng trắng được sửdụng phổ biến nhất.
  • Chuyên dụng cho ánh sáng trời: Ký hiệu mặt trời – Direct Sunlight
  • Chuyên dụng cho trời râm mát: Ký hiệu căn nhà có bóng râm – O’/,.
  • Chuyên dụng cho trời u ám: Ký hiệu đám mây – 4^
  • Chuyên dụng cho đèn flash: Ký hiệu tia điện xẹt –
  • Chuyên dụng cho ánh sáng đèn vàng: Ký hiệu bóng đèn tròn – Incandescent, -ĩề^
  • Chuyên dụng cho bóng đèn nê-ông: Ký hiệu bóng đèn dài – OH

– Cân bằng trắng theo nhiệt độ màu (kỷ hiệu K – Choose color temp).

Nhiệt dộ màu hay còn gọi là dộ Kelvin (độ K), khi một vật thể hấp thụ nhiệt năng màu sắc của vật thể dó sẽ thay đổi.
VD: ta nung một thỏi sắt trên lửa. màu của thỏi sắt sẽ thay đổi từ dỏ qua cam, vàng, trắng, xanh,… Chỉ một số máy KTS nhà nghề mới
có chê’ dộ chỉnh màu sắc dựa trên độ K, người sử dụng cần hiểu nhiệt dộ màu của từng trường hợp ánh sáng dể chọn thông số
thích hợp trên giao diện độ K của máy ảnh (nếu có).

g- Những vấn đề khác:

Tùy theo mỗi dòng máy ảnh KTS, nhà sản xuất có thể cài đặt rất nhiều những chức năng khác như:

  • Chế độ chụp từng ảnh. Ký hiệu [s]
  • Chế độ chụp liên tục (continius). Ký hiệu Qj| : chụp nhiều files trong một giây, chuyên dùng cho chụp tình
    huống chuyển động, chụp thể thao…
  • Chế độ chụp BKT: chụp mỗi lần 3 files kế tiếp, 1 dư sáng,1 trung bình,1 một thiếu sáng.
  • Chế độ tự dộng chụp. Ký hiệu (ỉ), chê’ độ chụp bằng bộ phận điều khiền từ xa (remote control). Kỷ hiệu D
  • Các chức năng hiển thị của monitor – màn hình máy ảnh: chế độ cân chỉnh màn hình sáng hơn hay tối hơn.
  • Cân chỉnh màu sắc file ảnh (màu sắc- HUE, độ tương phản-CONTRAST , độ no màu-SATURATION).
  • Các chê’ độ xem lại files ảnh (xem nhiều file ảnh cùng một lúc- index; phóng ảnh lớn để xem trên monitor- zoom;
    xoay ảnh theo chiều ngang chiều, chiều đứng- rotate…)
  • Các chê’ độ chọn lựa vùng lấy nét: lấy nét trung tâm; lấy nét điểm; lấy nét chọn lựa vùng ảnh rõ…
  • Chế độ đo sáng: Đo sáng điểm, đo sáng trung tâm, đo sáng tổng hợp vùng (đo sáng ma trận – MATRIX).
  • Chê’ độ chụp đen trắng.
  • Chê’ độ xóa file ảnh (clear, delete) xóa từng file – xóa tất cả các files (delete all)
  • Chế độ Format thẻ nhớ.
  • Chê’ độ đo sáng (AE) và lấy nét (AF). Máy ảnh cho chúng ta nhiều trường hợp để lựa chọn vùng đo sáng cũng như lấy nét.

Ngoài ra có thể còn những chế độ cài đặt chuyên biệt khác tùy theo từng đời máy, vị trí thao tác, giao diện khác nhau,
điều cần thiết là chúng ta phải tìm hiểu trên sách hướng dẫn một cách thấu đáo để khai thác, sử dụng máy ảnh cua mình một cách tối ưu.

the nho
h – Thẻ nhớ:
Sự khác biệt rất cơ bản giữa máy chụp phim và máy KTS là máy KTS lưu trữ hình ảnh bằng thẻ nhớ, bộ cảm biến ghi nhận
hình ảnh và chuyển dữ liệu đến bộ vi xử lý để số hóa các dử liệu hình ảnh đó, sau đó những dữ liệu này sẽ được lưu trữ vào thẻ nhớ.
Có nhiều dạng thẻ nhớ tương thích với từng dòng máy khác nhau. Thông dụng là các loại thẻ CF, SD,…