may co 1

Tìm hiểu nguyên lí quang hoc và máy cơ

NGUYÊN LÝ QUANG HỌC.

A- NGUYÊN LÝ HỘP ĐEN:

Trong môi trường không khí đồng nhất, ánh sáng sẽ truyền theo đường thẳng.

  • Một vật thể được nhìn thấy khi nó phát ra ánh sáng hoặc phản chiếu ánh sáng từ một hay những nguồn sáng chiếu lên nó.
  • Ghi ảnh bằng hộp đen: Hộp đen là một chiếc hộp được thiết kế như một hình lập phương kín, một bề mặt đục lẽ tròn nhỏ
    và mặt đối diện dược dán một lớp giấy kiếng mờ hoặc gắn một miếng kính dục. Khi ánh sáng di từ chủ dề sẽ chui qua lỗ
    tròn và ảnh của chủ dề sẽ hiện trên kính mờ của mặt dối diện.
    B- MỘT MÁY ẢNH ĐƠN GIẢN:

Hình ảnh ghi bằng hộp đen thường không được sắc nét hoặc tối đi (khi lỗ tròn càng lớn ảnh càng không nét).
Do vậy người ta đặt vào lỗ tròn đó một thấu kính hội tụ có thể thay đổi độ lớn nhỏ (cửa điều sáng) để ảnh được rõ hơn,
như vậy đã hình thành một chiếc máy ảnh đơn giản.

MÁY ẢNH CHỤP PHIM

may anh chup phim
PHÂN LOẠI:
Máy ảnh chụp phim cuộn ra đời từ những thập niên đầu thế kỷ 20, đó là những sáng chế đột phá từ nhà sản xuất Kodak (1988-1914)
với loại phim cuộn và những nghiên cứu của hãng Leica từ năm 1913 để sản xuất loại máy ảnh chất lượng cao chụp phim cuộn 35mm
(còn gọi là phim 135) đã giúp nhiếp ảnh tiếp cận được công chúng và máy ảnh được sử 
dụng dễ dàng hơn.

Có thể chia máy ánh ra làm 3 loại tùy theo cách sử dụng loại phim nào hoặc 2 loại theo cách thức ứng dụng quang học.
– Phân loại theo cách sử dụng phim:

  • Loại sử dụng phim 35mm: Loại máy nhỏ gọn và thông dụng giá thành vừa phải.
  • Loại sử dụng loại phim cuộn khổ lớn 70mm (phim 120): loại máy lớn, chất lượng cao, nhà nghề, giá thành khá cao.
  • Loại sử dụng phim cuộn 70mm và miếng rời: loại máy chuyên dùng cho những yêu cầu chất lượng hình ảnh đặc biệt cao,
    thao tác phức tạp, máy lớn và nặng, giá thành thường rất cao.
  • – Phân loại theo ứng dụng quang học:
  • Loại máy khung ngắm thẳng:Khung ngắm trực tiếp, sáng, nhưng hệ thống lấy nét phức tạp, hình ảnh qua khung ngắm
    và hình ảnh nhận dược trên phim ít nhiều có dộ lệch về góc nhìn (tùy theo nhà sản xuất). Hiện nay còn rất ít hãng máy ảnh
  •  Loại máy khung ngắm qua ống kính (SLR – single lens reflex): hình ảnh qua khung ngắm và hình ảnh ghi lại từ ống kính
    hoàn toàn giống nhau, có thể thay đổi ống kính dễ dàng, rất thông dụng hiện nay.

c- THÂN MÁY:

Thân máy ảnh, như chúng ta đã biết được hình thành từ nguyên tắc hộp tối, ban đầu thuần túy là một hệ thống được
vận hành theo những ứng dụng cơ học gồm những bộ phận lên phim (bằng tay hoặc tự động), màn trập và ổ tốc độ
(màn trập); riêng một số máy ảnh có ống kính không tháo rời được thì màn trập và ổ tốc độ có thể được thiết kế chung
trên phần ống kính. Sau đó thân máy được bổ sung thêm những bộ phận quang điện tử để thuận tiện trong việc cân chỉnh
dung lượng ánh sáng và đo sáng.

Hiện nay, máy ánh chụp phim đa phần thản máy được điều hành bằng nhưng hệ thống cơ điện và điện tử với những
chương trình được cài đặt sẵn khiến việc sử dụng dễ dàng và đơn giản hơn.

Tốc độ màn trập:

Để chụp ảnh tốt chúng ta cần hiểu rõ vế tốc độ màn trập. Màn trập như một cánh cửa của một căn phòng tối và bên ngoài
là trời sáng, khi mở cửa ánh sáng sẽ tràn vào và ánh sáng tràn vào nhiều hay ít tùy thuộc vào thời gian mở cửa lâu hay mau.
Trong máy ảnh, màn trập là miếng vải đen hoặc những miếng kim loại (thép, titan) mỏng màu đen được thiết kế nắm giữa
ống kính và phim. Thời gian mở cùa màn trập được gọi là tốc độ màn trập được thể hiện bằng nhũng chỉ số như…
B-1 – 2-4-8-15-30-60 125-250-500-1000-2000- 4000…T, những chỉ số tốc độ màn trập đó biễu thị thời gian ánh sáng từ chu đề được
chụp ghi vào mặt phim, thí dụ:
Chỉ số tốc độ là 2 có nghĩa là thời gian màn trâp mở ra là 1/2 giây
Chỉ số tốc độ là 60 có nghĩa là thời gian màn trập mở ra là 1/60 giây 
Tốc độ B (buld, bottom) : màn trập sẽ mở trong suốt thời gian bấm máy.
Tốc độ T: màn trập được cài mở thường trực. Chỉ những máy nhà nghề chính dòng mới có tốc độ này. (TD: Nikon F4, F5, Canon F1…)
D – PHIM:

cuon film 1

  • – Cấu tạo: phim được cấu tạo bằng nhiều lớp, trải trên một bề mặt bằng nhựa trong suốt. Với phim đen trắng, lớp nhũ tương
    có công dụng ghi nhận hình ảnh là một lớp dung dịch keo chứa những hạt nitrate bạc, lớp chống lóe (ha-lô) thường có màu xanh
    tím có tác dung chống lại sự phản xạ ánh sáng giữa các lớp. Với phim màu, gồm 3 lớp nhũ tương riêng biệt để ghi nhận 3 màu
    căn bản: đỏ, xanh lá và xanh lơ. Ngoài ra, còn lớp chống lóe và trên cùng là một lớp bảo vệ hạn chế nấm mốc và trầy xước.
  • Kích cỡ:Gồm 3 loại cơ bản là phim cuộn 35mm – phim 135 (có khung phim tiêu chuẩn là 24mm X 36mm), phim cuộn 70mm
  • phim 120 (có những khung phim tiêu chuẩn 6×4,5cm; 6x6cm; 6x7cm; 6x9cm), phim miếng khổ lớn 9x12cm; 10x15cm; 13x18cm;
    18x24cm. Trước kia còn có những loại phim ít thông dụng như phim 16mm, phim APS 21 mm, phim cardtrix nay không còn sản xuất.
  • – Độ nhạy:Chỉ số được dùng để xác định dộ bắt sáng của phim được viết tắt phổ thông là ISO (ký hiệu ASA và DIN không còn thông dụng).
    Chỉ số ISO càng lớn, phim có độ bắt sáng càng nhạy, những chỉ số ISO: 25 – 50 – 100 – 200 – 400 – 800 – 1600
  • 3200 thông dụng nhất là loại phim có độ nhạy 100-200-400 ISO.

Phim 200 ISO có độ nhạy gấp đôi 100 ISO; phim 400 ISO có độ nhạy gấp đôi 200

ISO… Tương tự cho các độ nhạy khác.